Thay vì các xu hướng hiện đại, cổ điển, tân cổ điển đã có phần quá “quen mắt” thì hiện nay phong cách vintage trong nội thất đã có phần “áp đảo” hơn rất nhiều. Không chỉ được lựa chọn cho các không gian nội thất của các gia đình mà hiện nay phong cách này được áp dụng cho cả các quán café, nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên phong cách thiết kế này sẽ có những đặc trưng riêng biệt không trùng lặp với các phong cách khác. Hôm nay Kiến trúc An Nhiên sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phong cách vintage.
Khái niệm về phong cách vintage
Trong cuộc sống thường nhật bạn sẽ dễ dàng bắt gặp phong cách vintage ở bất kì đâu trong bất kì lĩnh vực nào từ quần áo, giầy dép, túi xách và ngay cả những món đồ nội thất quen thuộc. Bởi chúng đã trở thành một trong những xu hướng rất được lòng các tín đồ của chúng ta. Tuy nhiên để có thể hiểu một cách đúng nhất về phong cách này thì không phải ai cũng có thể tự tin khẳng định. Hay đơn giản khái niệm của chúng cũng dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn.
Theo từ điển anh – việt thì vintage có nghĩa là đồ cũ và chúng thường được xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực thời trang trước đó. Những trên thực tế đây là một từ có rất nhiều nghĩa khác nhau, đầu tiên chúng được dùng làm khái niệm để miêu tả một trong những quá trình sản xuất rượu nho, từ lúc thu hoạch cho đến khi thành phẩm. Tiếp đến được áp dụng để áp chỉ những thứ hàng hóa có chất lượng cao và thuộc về thời đại trước như thời trang, ô tô. Nhưng cho đến thời điểm hiện đại khái niệm đúng nhất về “Vintage” là thuật ngữ dùng để chỉ những đồ dùng có thời gian cách đây khoảng từ 20 năm đến 100 năm (trên 100 năm gọi là antique), mang hơi hướng của những gì trước đây, thể hiện cho những dấu ấn của thời gian và một giá trị lâu dài.
3 đặc trưng nổi bật của phong cách vintage trong nội thất
Màu sắc
Trong các thiết kế nội thất mang phong cách vintage có lẽ màu sắc chính là yếu tố nổi bật và là cách để người ta dễ dàng nhận biết, cũng như phân biệt phong cách này nhất. Phong cách vintage sử dụng những gam màu đặc trưng không lẫn với các phong cách thiết kế khác, thường sẽ những màu như trắng, kem, xanh nhạt, vàng nhạt… Đây là những màu sắc có tone nhè nhàng, mang xu hướng nhã nhặn và đây tinh tế. Thông qua đó cả không gian toát lên một sự bình yên đến lạ lùng, chúng giúp tinh thần của chúng ta trở lên thư thái và nhẹ nhõm hơn sau chuỗi thời gian dài vất vả dành cho công việc, học tập.
Chất liệu
Thuộc một trong những xu hướng của thời đại mới nên việc áp dụng các chất liệu công nghiệp, chất liệu mới vẫn thường được bắt gặp trong các thiết kế nội thất vintage. Tuy nhiên nổi trội và có phần chiếm ưu thế nhiều hơn vẫn là chất liệu gỗ tự nhiên. Bởi đây là chất truyền tải được tính chất đặc thù của phong cách này là hoài cổ, mộc mạc và gần gũi. Nên các nhà xản xuất có xu hướng áp dụng chất liệu này nhiều hơn cả. Nhưng với sự han khiếm cùng việc giá thành bị đẩy lên cao một cách nhanh chóng nên hiện nay gỗ công nghiệp cũng được coi là một giải pháp thay thế hữu ích.
Không gian
Nếu như bạn bước vào một căn phòng được bố trí hoàn thiện với những thiết kế nội thất vintage bạn sẽ nhận ra rằng không gian tại đây mang màu sắc của hoài niệm, nhưng không phải theo tính chất cổ điển. Không gian mà phong cách vintage tạo ra nhẹ nhàng, đơn giản hơn rất nhiều. Đôi khi đó lại là một không gian mở, nổi bật, không gò bó. Thậm chí có phần phóng khoáng là điểm dễ nhận thấy trong thiết kế nội thất theo phong cách vintage.
Có thể thất rằng phong cách vintage trong nội thất là một trong những thiết kế tạo được những ấn tượng riêng biệt và nổi bật. Đó là một chút gì đó của sự pha lẫn giữa cổ điển và hiện đại nhưng hoàn toàn không giống như các thiết kế tân cổ điển. Không gian nội thất vintage mang lại sự nhẹ nhàng và mở hơn rất nhiều. Đây chắc chắn sẽ là sự chọn lựa cho những ai yêu thích một không gian riêng mang màu sắc cá nhân với đôi chút gì đó là sự hoài niệm về quá khứ.
Xem thêm: Cách bài trí phòng ngủ tối giản mà đẹp


Bài viết khác cùng Box :